Top 10 khóa cửa vân tay

Khái niệm ‘nhà thông minh’ đã dần trở thành một cụm từ quen thuộc đối với đại chúng. Rất nhiều gia đình hiện nay có xu hướng thiết kế căn nhà của mình trở thành một ngôi nhà thông minh để việc sinh hoạt trong nhà trở nên tiện lợi hơn. Tuy nhiên nhiều người hiện nay vẫn chưa rõ nhà thông minh thực chất là như thế nào. Dưới đây 24h Công nghệ sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi nhà thông minh hoạt động như thế nào nhé!

Nhà thông minh là gì? Nhà thông minh hoạt động như thế nào?

Với những bạn hay xem những bộ phim Mỹ về khoa học viễn tưởng, chắc chắn sẽ thường ao ước sở hữu ngôi nhà như Tony Stark trong Iron Man. Nhà thông minh cũng có chức năng giống vậy, giúp bạn hoàn thành mọi công việc nhà một cách nhanh chóng từ việc ứng dụng các công nghệ đám mây và IoT.

Nhà thông minh hoạt động như thế nào? Liệu bạn đã biết hết nguyên lí chưa?
Nhà thông minh giúp bạn hoàn thành mọi công việc nhà một cách nhanh chóng từ việc ứng dụng các công nghệ đám mây và IoT. (Ảnh: Homify)

Nhà thông minh có thể được hiểu là một căn nhà được thiết kế, lắp đặt các đồ dùng, thiết bị điện tử có thể điều khiển tự động từ khoảng cách xa bằng những thiết bị có kết nối internet. Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh được kết nối với nhau thông qua internet, từ đó giúp người dùng điều khiển dễ dàng hơn.

Nhà thông minh được vận hành ra sao?

Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh được kết nối với nhau và được truy cập thông qua một thiết bị trung gian. Đó có thể là điện thoại, laptop, hay máy tính bảng,… Bạn sẽ dùng 1 ứng dụng Smart home nào đó để có thể điều khiển mọi hoạt động trong nhà, hay hẹn giờ cụ thể để chúng tự hoạt động.

Bạn cũng sẽ có nhiều phương thức kết nối và tiếp cận với các thiết bị trong nhà, có nhiều cách để điều khiển các thiết bị như thông qua Bluetooth, Wifi, Zigbee, Z-Wave,… và cuối cùng bạn chỉ cần vài thao tác cử chỉ tay hay thông qua giọng nói thôi là đã có thể làm chủ căn nhà thông minh của mình rồi.

Nhà thông minh hoạt động như thế nào? Liệu bạn đã biết hết nguyên lí chưa?
Có nhiều cách để điều khiển các thiết bị như thông qua Bluetooth, Wifi, Zigbee, Z-Wave,…. (Ảnh: bbva)

Những thiết bị thông minh trong nhà còn có khả năng tự học hỏi, từ đó chúng có thể nhận biết lịch trình của chủ ngôi nhà và đưa ra những điều chỉnh cần thiết. Chưa hết những thiết bị hỗ trợ điều chỉnh ánh sáng trong nhà có khả năng tự động cân đối số điện năng sử dụng, từ đó tiết kiệm được rất nhiều tiền cho bạn.

Nhà thông minh có thể có hệ thống không dây hoặc có dây hoặc có thể là cả hai. Hệ thống không dây dễ cài đặt hơn, nếu bạn đang nhắm đến một setup nhà thông minh đơn giản, dễ sử dụng và tiết kiệm chi phí thì hệ thống không dây là dành cho bạn.

Nhà thông minh hoạt động như thế nào? Liệu bạn đã biết hết nguyên lí chưa?
Nhà thông minh có thể có hệ thống không dây hoặc có dây hoặc có thể là cả hai. (Ảnh: EraSpace)

Nhược điểm của hệ thống không dây là bạn có thể cần vùng phủ sóng Wi-Fi mạnh và dịch vụ băng thông rộng trong toàn bộ ngôi nhà của mình. Điều này đòi hỏi bạn phải tốn công sức đầu tư lắp đắt nhiều thiết bị truy cập khác hỗ trợ.

Các chức năng cực tiện lợi mà bạn có thể tìm thấy trong Smart home

Các sản phẩm nhà thông minh hiện cho phép kiểm soát tốt hơn các thiết bị sưởi ấm bao gồm chứng năng tự điều chỉnh thời điểm bật tắt, trang bị cảm biến nhiệt độ hoặc độ ẩm để tự động bật hoặc tắt nếu môi trường quá lạnh hoặc quá nóng.

Nhà thông minh hoạt động như thế nào? Liệu bạn đã biết hết nguyên lí chưa?
Các sản phẩm nhà thông minh hiện cho phép kiểm soát tốt hơn các thiết bị sưởi ấm. (Ảnh: Chameleon)

Về việc bật tắt đèn trong nhà, bạn hoàn toàn có thể điều khiển từ xa thông qua smartphone, điều này cực kì tiện lợi khi bạn quên tắt đèn trong nhà. Hoặc cài đặt trợ lý ảo để điều khiển bằng giọng nói, chỉ bằng một câu nói là toàn bộ đèn trong nhà đã bật lên hết rồi.

Nhà thông minh hoạt động như thế nào? Liệu bạn đã biết hết nguyên lí chưa?
Bạn hoàn toàn có thể điều khiển từ xa thông qua smartphone, điều này cực kì tiện lợi khi bạn quên tắt đèn trong nhà. (Ảnh: Istar Home)

Hơn thế nữa, nhà thông minh còn giúp ngôi nhà của bạn được an toàn hơn gấp nhiều lần. Những chiếc chuông cửa thông minh sẽ báo hiệu cho ta biết khi nào có kẻ lạ đột nhập. Hoặc việc kết nối camera với điện thoại di động giúp giám sát hiệu quả hơn ngôi nhà của bạn từ đó giảm thiểu việc đáng tiếc xảy ra.

Ngoài ra với ngôi nhà thông minh, bạn có thể điều khiển mọi thứ bằng giọng nói thông qua việc cài đặt trên trợ lí ảo. Ví dụ như bạn có thể ra lệnh cho trợ lí bật nhạc giúp bạn, ra lệnh tự động giặt đồ, tưới cây,…

Vậy chi phí làm nhà thông minh có đắt không?

Câu hỏi này còn tùy thuộc vào nhu cầu của bạn. Nếu bạn chỉ muốn một ngôi nhà với các chức năng hiện đại nhưng chỉ ở mức cơ bản, thì chi phí chỉ xoay quanh ở khoảng 10 triệu để lắp đặt cũng như mua các thiết bị phù hợp.

Nhà thông minh hoạt động như thế nào? Liệu bạn đã biết hết nguyên lí chưa?
Các ngôi nhà thông minh không tốn quá nhiều chi phí để lắp đặt. (Ảnh: Design Well)

Còn nếu bạn đang sở hữu một ngôi nhà rộng và mong muốn có nhiều tính năng tân tiến hiện đại hơn thì chi phí chắc chắn sẽ rất lớn. Nhưng bù lại minh cam đoan rằng ngôi nhà của bạn sẽ cực kì xịn xò đó.

Tổng kết

Phía trên mình vừa chia sẻ đến các bạn những ưu điểm về nhà thông minh cũng như giúp bạn hiểu rõ về nhà thông minh hoạt động như thế nào? Bạn thấy những kiểu nhà thông minh như vậy có tuyệt vời hay không, hãy để lại ý kiến bên dưới phần bình luận nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0973799799